NGÀNH THÉP SẴN SÀNG ỨNG PHÓ VỚI CHÍNH SÁCH THUẾ CARBON

Thứ sáu, 28/07/2023, 10:09 GMT+7

NGÀNH THÉP SẴN SÀNG ỨNG PHÓ VỚI CHÍNH SÁCH THUẾ CARBON

Sắt théo là một trong những ngành chịu tác động từ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Chính sách này sẽ thí điểm áp dụng chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ được liên minh  Châu Âu thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026. Và Eu là thị trường xuất khẩu top đầu của Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp thép Việt Nam không ứng phó tốt với CBAM, thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. 

Năm 2023 là năm khó khăn với ngành thép Việt Nam khi giá thép liên tục giảm, tiêu thụ kém, tồn kho tăng cao...và các doanh nghiệp gia công thép cũng liên tục có những chính sách để ứng phó.

Cụ thể, tháng 10/2023 các doanh nghiệp thép sẽ phải thực hiện báo cáo về tổng phát thải tích hợp trong hàng hóa theo loại và không chịu phí CBAM. Sau khi được vận hành chính thức từ ngày 1/1/2026, doanh nghiệp thép sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO2 tương đương có trong sản phẩm nhập khẩu vào EU dựa trên hạn ngạch miễn phí ETS và phần trăm CBAM. Đến năm 2034, cơ chế CBAM sẽ có hiệu lực và các doanh nghiệp thép sẽ phải nộp 100% phí.

Chính sách thuế này ảnh hưởng lớn tới ngành thép. Đại diện Posco Hàn Quốc cho biết, để ứng phó với quy định này, Posco HQ đang hướng tới mục tiêu đến năm 2050 sẽ trung hòa carbon. Lộ trình từ nay đến năm 2040, Posco sẽ giảm 50% lượng khí thải carbon. Tuy nhiên đây là thách thức không đơn giản. Hiện Posco HQ đang khai thác một kỹ thuật tiên tiến mới là không dùng carbon sản xuất thép mà thay thế bằng hydro.THEP_NG_2

Tại Việt Nam , về chính sách CBAM, các doanh nghiệp xuất khẩu thép sang EU đã biết tới quy định trên. Tuy nhiên, ứng phó thế nào thì phải có kinh nghiệm, đây cũng là việc hoàn toàn mới. Doanh nghiệp ngành thép cũng mong muốn có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời giải thích thêm về các khái niệm kỹ thuật cho doanh nghiệp.

Về lâu dài, doanh nghiệp thép cần sản xuất thép xanh, tuy nhiên, làm thép xanh là con đường dài, đòi hỏi nguồn lực về tài chính, cũng như sự chủ động của doanh nghiệp, nhất là khi các quy định giảm phát thải carbon vẫn còn mới. Về phía tổng công ty thép Việt Nam, doanh nghiệp sẽ cố gắng đến năm 2050 sẽ trung hòa được carbon.

Có thể nói, namw là một năm khó khăn đối với ngành thép Việt Nam khi giá thép giảm liên tục, tiêu thụ kém, tồn kho tăng cao. Dự báo từ nay đến cuối năm, thị trường thép trong nước tiếp tục ảm đạm. Để có thể gỡ khó và đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp thép trong nước phải nâng cao kiến thức và hướng tới sản xuất xanh, bền vững, bắt kịp xu thế của thế giới.




Copyright © 2014