Bulong neo liên kết chân cột thép với hệ thống bê tông móng
Liên kết bu lông ngày càng trở nên phổ biến do sự phát triển của ngành công nghiệp lắp ghép. Bu lông đóng vai trò quan trọng trong xây dựng một cách rõ ràng, đặc biệt là đối với việc xây dựng hệ thống nhà xưởng công nghiệp. Cần chọn những bu lông neo có tiêu chuẩn phù hợp và đảm bảo khả năng chịu lực thì cần có những phương pháp tính toán thật và gia công bu long thật chính xác.
Bu lông neo hay bu lông móng được sử dụng để liên kết hệ kết cấu bên trên với hệ kết cấu móng bê tông cốt thép. Bu lông neo được đặt sẵn vào trong móng trước khi đổ bê tông. Bu lông neo thường dùng các loại có đường kính M22 trở lên
Ngoài cách đặt bu lông trước khi đổ bê tông. Người ta có thể đặt sau bằng cách sử dụng bu lông nở hoặc bu lông liên kết bằng keo hóa chất.
Bu lông sử dụng trong ngành thi công lắp dựng nhà thép tiền chế thường là bu lông được chế tạo từ thép cacbon, thép hợp kim, inox, kim loại màu. Vì bu lông được dùng để liên kết các cấu kiện lại với nhau, nên đảm bảo độ bền của bu lông chống lại sự ăn mòn, han gỉ của thời tiết rất quan trọng. Vì vậy giải pháp để bảo vệ bu lông chống lại sự phá hủy của của thời tiết và môi trường mà bu lông được chia ra các loại:
Bu lông đen: dùng chủ yếu trong các liên kết chi tiết máy, được bảo vệ chống han gỉ bởi lớp dầu mỡ
Bu lông mạ kẽm: dùng nhiều cho nút liên kết nhà thép tiền chế, nhà khung thép
Bu lông inox: dùng chủ yếu cho các chi tiết yêu cầu tuyệt đối không han gỉ, đảm bảo độ thẩm mỹ cao trong quá trình sử dụng
Và tùy theo khả năng chịu lực mà người ta sản xuất nhiều loại bu lông với khả năng chịu lực khác nhau và các cấp độ bền thường gặp: cấp bền 4.6; cấp bền 5.6; cấp bền 6.6; cấp bền 8.8, cấp bền 10.9.