DOANH NGHIỆP THÉP TRƯỚC ÁP LỰC GIẢM CẦU - GIẢM GIÁ
Trong trường hợp xấu, tình trạng ảm đạm của thị trường thép có thể tiếp tục kéo dài về cuối năm 2023. Điều này gây áp lực lớn lên các Doanh nghiệp thép trong nước nói chung và các Doanh nghiệp gia công thép tấm nói riêng.
Theo ghi nhận của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) giá thép giảm do tác động của giá nguyên vật liệu trên thể giới khi giá nguyên liệu đầu vào cao bao gồm than cốc và thép phế. Cùng với đó, nhu cầu thép toàn cầu sụt giảm, nhất là ở các khu vực Mỹ, EU và Trung Quốc chưa thấy tín hiệu kiểm soát được lạm phát, trong khi nhu cầu tiêu thụ thép trong nước sụt giảm mạnh khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy bán nhanh hàng tồn kho.
Hầu hết hoạt động sản xuất thời gian qua của Doanh Nghiệp gặp khó khăn, cán cân cung - cầu ngành thép hiện tại vẫn chưa thực sự có thay đổi nhiều. Trong trường hợp xấu, tình trạng ảm đạm của thị trường có thể tiếp tục kéo dài về cuối năm 2023.
Báo cáo ngành thép mới đây của Công Ty chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VBSC) cũng chỉ ra rằng, thị trường xây dựng bất động sản chiếm 60% nhu cầu thép đang gặp khó khăn do tiếp cận nguồn vốn mới, rủi ro pháp lý vẫn hiện hữu. Hiện nay, số dự án đang triển khai tại Miền nam thấp hơn cả kỳ covid-19. Số dự án cấp phép mới trong năm 2022 thấp kỷ lục cho thấy nhu cầu xây dựng 2023 ở mức yếu. Đây cũng là rào cản lớn cho tăng trưởng ngành thép trong thời gian tới