NGUY CƠ THÉP NGOẠI ĐỀ THÉP NỘI
Tiêu thụ trong nước lao dốc, xuất khẩu khó khăn, trong khi sản phẩm nhập khẩu ùn ùn khiến các doanh nghiệp thép VN càn lao đao, các doanh nghiệp gia công thép tấm cũng gặp nhiều khó khăn
TQ chiếm hơn 50% lượng thép nhập khẩu vào VN
Số liệu từ VSA cho thấy sản xuất thành phầm của các doanh nghiệp thành viên trong 5 tháng đầu năm đạt 11,091 triệu tấn, giảm 21.8% so với cùng kỳ năm 2022, bán hàng thép thành phẩm đạt 10,4 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022. Ở chiều ngược lại nhập khẩu thép thành phẩm về VN từ tháng 1 đến tháng 4 2023 khoảng 3,769 triệu tấn với trị giá hơn 3,162 tỉ USD, giảm 5,15% về lượng và giảm 24,36% về giá trị.
Đáng nói, sắt thép từ TQ luôn chiếm hơn 50% tổng lượng hàng nhập vào VN. Năm 2022, số liệu từ tập đoàn SUMEC TQ cho biết VN là thị trường lớn thứ 2 mua thép các loại của TQ. Trong đó, HRC thép cuộn cán nóng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của TQ sang VN.
Một số DN sản xuất trong nước cho hay hiện thép HRC nhập khẩu vào VN với thuế suất 0%, đặc biệt, nhiều sản phẩm thép nhập khẩu từ TQ vào VN cũng đang được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo hiệp định ACFTA mà VN và TQ đều tham gia, đó là lý do Thép TQ ồ ạt vào VN, khiến các DN VN lao đao thua lỗ.
Là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia nên đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định thép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư phát triển. TQ đã áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển như miễn giảm thuế, hoàn thuế ...để đẩy mạnh xuất khẩu. Ngược lại nước này áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu.
Tại VN, công suất sản xuất của ngành thép đang xoay quanh mức 29-30 triệu tấn/năm, vượt xa nhu cầu sử dụng trong nước., để xuất khẩu sang các nước, DN phải đáp ứng được giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn riêng của từng nước. Do đó, VN cũng phải mạnh tay hơn nữa, nhất là cần xem xét, bổ sung các tiêu chuẩn chung của thế giới, đảm bảo nhập khẩu vào thị trường trogn nước đầy đủ chất lượng để bảo vệ cả DN lẫn người tiêu dùng.