THÉP NHẬP KHẨU CÓ DẤU HIỆU TĂNG NHANH, CẦN ỨNG PHÓ ĐỂ THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH
Khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với thép nhập khẩu hay các mặt hàng khác, là thông lệ phổ biến mà các quốc gia đang áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước, mỗi khi có dấu hiệu bất thường về sản lượng hay giá bán.
Các doanh nghiệp gia công thép tấm từ các sản phẩm thép nhập khẩu cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Các sản phẩm gia công từ thép tấm hiện nay được ứng dụng rất phổ biến, vì vậy việc gia công từ các sản phẩm thép tấm nhập khẩu cũng được sử dụng nhiều.
Thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh về số lượng từ năm 2023 đến những tháng đầu năm 2024. Hiệp hội thép Việt Nam (VSA)cho biết, nếu trong cả năm 2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về VN khoảng 13,33 triệu tấn, thì ngay tháng 1/2024, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1,488 triệu tấn. Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam gồm TQ, Nhật, và Đài Loan, Hàn Quốc...
Số liệu từ Tổng cục Hải Quan cũng cho thấy, tổng lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC ước tính quý 1/2024 đặt 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so với lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ TQ và Ấn Độ tăng đột biến, chiếm tới 75%.
Thị trường thép trong nước đang bị thu hẹp
Sản lượng của 2DN sản xuất thép HRC trong nước là Formosa và HP đã sụt giảm, chỉ đạt 73% công suất theo thiết kế so với mức 86% của namw do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành. Giá nhập khẩu hiện đã giảm 613 USD vào đầu năm 2023 xuống còn 541 USD trong quý IV/2023. Thị phần của 2 nhà sản xuất HRC trong nước cũng giảm từ 45% của năm 2021 xuống còn 30% năm 2023. Ngược lại, thị phần của thép nhập khẩu từ TQ và Ấn Độ tăng từ 32% lên gần 46% trong năm 2023, dự kiến năm 2024, đà nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh mẽ.
Với lượng nhập khẩu chưa từng có trong lịch sử, sản xuất thép trong nước bị thiệt hại nặng nề. Trước tình thế này, mới đây, các doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng như Formosa, HP đã nộp đơn lên Bộ Công Thương đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu từ TQ và Ấn Độ.
Đề nghị của doanh nghiệp là quyền lợi chính đáng
Hiện nay, các nhà máy sản xuất thép trong nước đều đã áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trông nước và quốc tế vào quá trình sản xuất như TCVN, JIS, ASTM...và các tiêu chuẩn của thiijj trường nhập khẩu.Theo đại diện cục Công Nghiệp sản phẩm HRC trong nước hiện có 2 nhà sản xuất, với cơ cấu và khối lượng sản phẩm chưa đáp ứng 100% nhu cầu đầy đủ trong nước, nên vẫn cần thiết phải nhập khẩu.
Tuy nhiên, Giá bán sản phẩm nhập khẩu thấp bất thường so với giá thành sản xuất do các yếu tố phi thị trường, như có trợ giá hoặc gian lận thương mại cần có sự điều tra, đánh giá của các cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để đảm bảo sự bình đẳng, tăng tính cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Quốc gia và nhà sản xuất trong nước.
Vì vậy cục CN sẽ phối hợp làm việc chặt chẽ với cục Phòng vệ thương mại để xem xét quyết định, đảm bảo thị trường thép HRC phát triển lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sản xuất trong nước, bao gồm DN sản xuất HRC và DN sử dụng HRC