PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG THÉP TẤM TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI Thứ hai, 28/10/2024, 10:14 GMT+7 Gia công thép tâ,s là quá trình sử dụng các phương pháp, công nghệ gia công cắt, gọt, đột, chấn...để biến đổi tấm thép ban đầu thành các hình dáng, kích thước theo đúng yêu cầu bản vẽ đưa ra. Trong những năm trở lại đây, ngành gia công thép tấm có tiềm năng phát triển rất lớn, tuy nhiên cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt, đối với ngành công nghiệp này, điều đầu tiên và quan trọng là cải tiến công nghệ càng sớm càng tốt, và liên tục cập nhật các thiết bị sản xuất tiên tiến trong và ngoài nước. 1. Công nghệ cắt laser Gia công thép tấm bằng công nghệ tia laser được sử dụng phổ biến trong ngành gia công cơ khí nhờ tính linh hoạt và mang lại hiệu quả cao. Ngày nay, việc kết hợp giữa công nghệ laser và hệ thống điều khiển CNC được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay. Cắt CNC laser là phương pháp ứng dụng tia laser để cắt thép tấm và được điều khiển bằng hệ thốn máy tính. Quá trình cắt laser CNC được thực hiện hoàn toàn tự động, được lập trình sẳn để tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao, đảm bảo được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm gia công thép tấm. Tốc độ cắt nhanh chóng, độ chính xác, tăng tính thẩm mỷ cho sản phẩm hoàn thiện. 2. Công nghệ đột CNC Công nghệ đột CNC sử dụng lực mạnh tác động lên bề mặt thép tấm gia công để thay đổi hình dạng, kích thước theo đúng yêu cầu của bản vẽ. Công nghệ đột CNC giúp làm giảm chi phí nhân công, tăng năng suất và chất lượng thành phẩm. 3. Công nghệ chấn gấp Chấn gấp kim loại tấm được hiểu là quá trình các tấm kim loại chịu tác động bởi máy chấn với một lực chấn cực mạnh. Các tấm thép lúc này sẽ bị uốn cong và tạo ra các góc theo hình dạng mong muốn. 4. Công nghệ hàn tia MIG và TIG Trong gia công kim loại tấm, công nghệ hàn tia MIG và TIG sử dụng kỹ thuật cao tạo độ chính xác, bền, đẹp cho bề mặt sản phẩm gia công. Sự kết hợp và hỗ trợ của máy móc công nghệ CNC giúp việc gia công thép tấm trở nên dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo được chất lượng và nâng cao năng suất hoạt động. |
Copyright © 2014 |