Canada xem xét kiện Việt Nam vì bán phá giá

Thứ bảy, 14/06/2014, 08:14 GMT+7
Lượt xem : 2889
Từ nông nghiệp như lúa, gạo, thủy hải sản cho tới các ngành công nghiệp sản xuất như thép cũng đều rơi vào bẫy bán rẻ và bị kiện.
Từ nông nghiệp như lúa, gạo, thủy hải sản cho tới các ngành công nghiệp sản xuất như thép cũng đều rơi vào bẫy bán rẻ và bị kiện.

 

Thêm một ngành nữa của Việt Nam bị nước ngoài điều tra chống phá giá. Như vậy là từ nông nghiệp như lúa, gạo, thủy hải sản cho tới các ngành công nghiệp sản xuất như thép cũng đều rơi vào bẫy bán rẻ và bị kiện.

Thông tin cụ thể cho biết, Cơ quan biên phòng Canada (CBSA) đã công bố: biên độ phá giá và lượng trợ cấp ước tính đối với ống thép dẫn dầu xuất khẩu từ VN, bị Canada khởi xướng điều tra kiện kép chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Theo đó, biên độ phá giá ước tính cho VN lên tới 28,6% so với mức 4,9-18,3% Canada tính toán cho Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine.

Về cáo buộc chống trợ cấp, ngoại trừ Đài Loan, CBSA xếp VN vào diện có 18 chương trình được coi là trợ cấp nên đã tính lượng trợ cấp ước tính lên tới 19%, cao nhất trong số các quốc gia còn lại ở mức 3,2-12,1%.

Như vậy, sau khi bị kiện và điều tra chống bán phá giá tại Mỹ, sản phẩm ống thép dẫn dầu của Việt Nam mới đây lại bị điều tra kép (chống bán phá giá và chống trợ cấp) tại Canada. Đây là lần đầu tiên Canada điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo số liệu từ phía Mỹ đưa ra trong năm 2013, lượng ống thép dẫn dầu nhập vào Mỹ có xuất xứ từ Việt Nam có tổng giá trị là 110 triệu USD. Như vậy Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu ống thép dầu khí vào Mỹ chỉ sau Hàn Quốc và Ấn Độ.

Trước đó, ngày 18/2, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc này. Theo đó, các công ty Việt Nam nhận biên độ phá giá từ 9,57% tới 111,47%.

Tuy DOC đã ra kết luận và dự kiến thời gian chính thức ban hành lệnh áp thuế vào ngày 2/9 tới nhưng Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) mới là cơ quan ra quyết định cuối cùng trong vấn đề này. Trong trường hợp ITC xác định các bị đơn không gây tổn hại đối với ngành công nghiệp thép của Mỹ thì toàn bộ các mức thuế trên sẽ bị bãi bỏ. Dự kiến ITC sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 25/8 tới.

Mua rẻ, bán rẻ... kinh tế gia công

Như vậy, sau hàng loạt các mặt hàng như cá tra, tôm,...gạo của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị kiện vì bán giá rẻ ép chết nông dân thì nay lại đến lượt ngành sản xuất thép.

Trong khi đó, các chuyên gia cũng đã chỉ ra nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là gia công sản xuất thuê, xuất khẩu hộ.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho biết, đã có nhiều chứng minh cho rằng nền kinh tế của VN ta là nền kinh tế gia công toàn diện. Khu vực FDI hay khu vực trong nước cũng đều là gia công.

Khi ưu ái cho khu vực FDI, VN kỳ vọng vào luồng tiền và chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, thu hút lao động... tất cả các mục tiêu này đều không đạt được.

Theo một số tính toán thì chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp của khu vực này thậm chí âm. Bản chất của khu vực này là làm gia công, nên phần giá trị tăng thêm thu được cũng cơ bản là sức lao động rẻ mạt mà điển hình là công nhân các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh.

Như vậy cả kinh tế trong nước và FDI đều là gia công cả.

Chính bản thân các hiệp hội như dệt may, da giày cũng đã thừa nhận thực tế này khi chỉ ra ngành công nghiệp dệt may Việt Nam bao gồm hơn 6.000 doanh nghiệp và hơn 2,7 triệu công nhân. Tuy nhiên, do tính chất công nghiệp gia công tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, ngành dệt may phụ thuộc máy móc cũng như nguyên phụ liệu gồm: bông, vải, xơ, sợi…nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Cùng với dệt may, da giày cũng là ngành có lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu khá lớn. Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu vào Việt Nam tháng 2/2014 tăng 13,5% so với tháng 1/ 2014, đạt trên 73% về kim ngạch, tương đương 306,23 triệu USD.

Hai thị trường chủ đạo cung cấp nhóm sản phẩm này cho Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tháng 2, nhập khẩu phụ liệu này từ Trung Quốc trị giá 80,38 triệu USD, tăng 63,69% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 30,38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thừa nhận, lợi nhuận ngành dệt may có được thực chất là nhờ vào "xuất khẩu hộ".


Các tin đã đưa ngày :    

Đối tác - Khách hàng
Blue Scope SteelZamil SteelThép Nam KimNgân hàng SacombankSennheiserAndasoldBlackberryHochschule
Blue Scope SteelZamil SteelThép Nam KimNgân hàng SacombankSennheiserAndasoldBlackberryHochschule